PHÀ BIỂN CẦN GIỜ VŨNG TÀU NHIỀU KỲ VỌNG MONG ĐỢI

131 lượt xem

Phà Biển Cần Giờ Vũng Tàu Nhiều Kỳ Vọng Mong Đợi. tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu sẽ thu hút sự lựa chọn của người dân vì tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Chủ đầu tư cho biết hạ tầng cảng, bến bãi của tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu đã hoàn thành và sẵn sàng vận hành.

Phà Cần Giờ Vũng TàuGiai đoạn đầu sẽ có hai chiếc phà biển chạy tuyến Cần Giờ – Vũng Tàu để phục vụ người dân

Sau nhiều lần tuyến phà biển Cần Giờ (TP.HCM) – Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu) lỗi hẹn ngày khai trương, ngày 27-12, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Chánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc Chánh (chủ đầu tư) xác nhận: Ngày 4-1-2021, tuyến phà biển này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu được hứa hẹn sẽ giảm áp lực giao thông đường bộ và khai thác hiệu quả tiềm năng giao thông thủy.

Trước mắt vận hành hai phà biển

Ông Nguyễn Quốc Chánh cho hay đến nay công tác chuẩn bị cho việc vận hành tuyến phà biển đã hoàn tất. Hai chiếc phà đã về tới Cần Giờ, sẵn sàng cho quá trình vận hành trong thời gian tới. Ngày 29-12, đơn vị sẽ chạy thử phà, ngày 4-1-2021 sẽ chính thức khai trương và vận hành.
Ông Chánh cũng cho biết hạ tầng cảng, bến bãi của tuyến phà đã hoàn thành. Tại đây, bến cảng sẽ kết nối với giao thông trong khu vực, có bãi đậu ô tô, trạm dừng xe buýt… nên khả năng phà biển tiếp cận hành khách rất tốt.
Về phương án tính giá vé cụ thể, ông Chánh cho hay đơn vị đang dần hoàn thiện và chờ cấp có thẩm quyền thông qua. Trong đó, giá vé dự kiến của một hành khách sẽ dao động 60.000-70.000 đồng. Công ty cũng xây dựng giá vé đối với xe máy, ô tô bốn chỗ, bảy chỗ… cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đơn vị đã hoàn tất các phương án đảm bảo an toàn giao thông khi đi phà (theo tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm), trong đó có các thiết bị đảm bảo tránh va đập. Đồng thời, thuyền viên của phà cũng được đào tạo, tập huấn để đảm bảo chuyên môn.
Ông Chánh cho biết trong năm 2021 công ty sẽ đưa vào vận hành, khai thác phà có kích thước nhỏ. Dự kiến phà sẽ chở 190-350 khách cùng 15-20 ô tô bốn chỗ và khoảng 200 xe máy.
“Chúng tôi đang nghiên cứu thiết kế phà biển và dự kiến đóng thêm 10 phà nữa. Trước mắt công ty sẽ đưa vào vận hành hai chiếc phà biển. Năm 2021-2022 sẽ tiếp tục tăng thêm bốn chiếc. Dự tính đến năm 2024, đơn vị sẽ khai thác tổng số 12 chiếc phà biển” – ông Chánh nói.
Cảng phà Cần Giờ Vũng Tàu

Nhiều lý do thu hút khách

theo ông Nguyễn Quốc Chánh, nếu nói về quãng đường ngắn, tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu sẽ thu hút sự lựa chọn của người dân vì tiết kiệm được thời gian và chi phí. Có thể thấy người dân quận 1, quận 3, khu nam TP.HCM và miền Tây sẽ lựa chọn tuyến phà biển để đi Vũng Tàu thay vì cao tốc, bởi cao tốc hiện nay đã quá tải.
Ngoài ra, theo ông Chánh, người dân sẽ lựa chọn tuyến phà biển này còn có lý do khác nữa. Cụ thể, đây là một loại hình giao thông kết hợp với du lịch sông nước, mang lại mới mẻ, thú vị cho người tham gia. Bên cạnh đó, du lịch sinh thái của huyện Cần Giờ đang phát triển nên phà biển sẽ là một trong các loại hình vận chuyển thu hút người dân trong thời gian tới.
Ông Chánh cho hay công ty đã làm việc với phà Bình Khánh về việc tăng tần suất chuyến phà từ trung tâm TP đến Cần Giờ để đáp ứng nhu cầu đi phà biển Cần Giờ Vũng Tàu của người dân.
Theo ông Chánh, khó khăn lớn nhất vẫn là phà Bình Khánh đã quá tải. Do đó, ông kỳ vọng cầu Cần Giờ sớm được đầu tư thì nơi đây sẽ càng thu hút khách du lịch. “Lúc đó, phà biển, buýt sông hay các loại hình giao thông khác không lo thiếu khách” – ông Chánh nhận định.
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (đơn vị đầu tư tuyến buýt sông số 1 và số 2), nhận định TP.HCM là một trong những địa phương có thế mạnh về sông nước và nhiều năm nay chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội, thế mạnh này. Phát triển phà biển sẽ có thêm một loại hình giao thông công cộng nữa. Người dân có thể lựa chọn phà biển để di chuyển, phần nào giảm áp lực giao thông cho đường bộ, đồng thời có thể đi du lịch trên sông.
“Nhiều năm nay Cần Giờ bị chia cắt bởi kênh rạch, kinh tế – xã hội chưa thực sự phát triển. Đến nay TP.HCM đã bắt đầu phát triển nhiều loại hình giao thông sẽ góp phần khơi gợi các tiềm năng vốn có của huyện Cần Giờ” – ông Toản đánh giá.
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết sở đã kêu gọi xã hội hóa các tuyến giao thông thủy, nhiều tuyến đã đi vào hoạt động. Trong đó, tuyến phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2021. Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm nhiều tuyến giao thông thủy khác, chủ yếu là các tuyến Cần Giờ – Cần Giuộc (Long An) và tuyến từ Tiền Giang về Cần Giờ để tăng sự kết nối.

Hành trình mỗi chuyến phà 30 phút

Tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu có cự ly khoảng 15 km, xuất phát từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến TP.Vũng Tàu. Hành trình kéo dài khoảng 30 phút. Dự kiến 1 giờ đồng hồ sẽ có một chuyến.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho rằng phà Cần Giờ – Vũng Tàu là mô hình phà biển đầu tiên kết hợp giữa hai địa phương (TP.HCM – Vũng Tàu) được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, do doanh nghiệp đầu tư.
Sau khi được UBND TP.HCM thống nhất chủ trương, Sở GTVT đã tiến hành tổ chức phê duyệt đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, khảo sát, thẩm định.
Tuyến phà biển có vị trí và vai trò quan trọng đối với giao thông thủy của thành phố, góp phần giảm áp lực giao thông đường bộ, trong đó có tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Tin cùng chuyên mục